MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA RONG LỤC ULVA
Rong lục chi Ulva được cho là rất giàu protein, polysaccharide, các vitamin và các khoáng chất, trong đó, Ulvan là sulfate polysaccharide từ rong lục thuộc chi Ulva, được biết đến là các hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên với nhiều hoạt tính sinh học quý báu như:
Khả năng chống oxy hóa: ulvan trong rong lục ulva là hợp chất có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, hoạt tính chống oxy hóa thể hiện ở khả năng làm sạch gốc tự do superoxide, khả năng quét gốc hydroxyl và gốc DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl), khả năng oxy hóa tổng và khả năng khử sắt
Hoạt tính kháng virus: Những năm gần đây, các sulfate polysaccharide từ rong lục ulva được biết đến như là nguồn những chất tự nhiên mới trong việc tìm ra thuốc chống virus. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sulfate polysaccharide này có khả năng kháng virus là do trong cấu trúc của chúng có chứa nhóm sulfate
Chống đông tụ máu.
Tăng khả năng miễn dịch, và chống ung thư.
Tác dụng hạ mỡ máu và chống độc cho gan: Ulva được biết đến là loại rong biển chứa thành phần dinh dưỡng tốt, có khả năng chống lại sự thoái hóa do các enzym nội sinh, thường được dùng phối kết hợp trong thực đơn của người bị bệnh béo phì, người đái tháo đường
Giảm cholesterol, Giảm LDL-cholesterol, triglyceride máu,
Tăng HDL-cholesterol
Hoạt tính kháng viêm và giảm đau: Trên thế giới, các sulfate polysaccharide có nguồn gốc từ rong lục đã được biết đến để làm thuốc kháng viêm và giảm đau.
Điều chỉnh miễn dịch nên có thể sử dụng ulvan trong các trường hợp ghép phủ tạng…
(Trích dẫn từ kết quả nghiên cứu của: Quách Thị Minh Thu, Đặng Vũ Lương, Trần Thị Thanh Vân, Bùi Minh Lý và Thành Thị Thu Thủy; Dennis J. McHugh, Lingchong Wang, Xiangyu Wang, Hao Wu and Rui Liu; Tabarsa, M.; Lee, S.J.; You, S.; Qi, H.M.; Zhang, Q.B.; Zhao,; Hu, R.G.; Zhang, K.; Li, Z.; Godard, M.; Decorde, K.; Ventura, E.; Soteras, G.; Baccou, J.C.; Cristol, J.P.; Rouanet, J.M.; Zhang, H.J.; Mao, W.J.; Fang, F.; Li, H.Y.; Sun, H.H.; Chen, Y.; Qi, X.H.; Kaeffer B.; Benard C.; Lahaye M.; Blottiere H. M. and Cherbut C; Leiro, J.M.; Castro, R.; Arranz, J.A.; Lamas, J. ; Pengzhan, Y.; Ning, L.; Xiguang, L.; Gefei, Z.; Quanbin, Z.; Pengcheng, L.; Yu, P.Z.; Zhang, Q.B.; Li, N.; Xu, Z.H.; Wang, Y.M.; Li, Z.E.)